KỈ NIỆM NGÀY 20/10 TÌM HIỂU LỊCH SỬ THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

     Việt Nam là một nước đa dạng về dân tộc. Một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp, đàn ông Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Các thanh niên, trai tráng sinh ra vốn để sẳn sàng nhập ngũ bảo vệ quê hương. Nhân dịp kỷ niệm ngày 20/10 chúng ta cùng nhìn lại lịch sử 20/10 để thấy được ý nghĩa và vai trò lớn lao của người phụ nữ đảm đang.

     Người phụ nữ Việt Nam là lực lượng lao động sản xuất lương thực, thực phẩm chính trong gia đình thay thế cho nam giới gia nhập quân đội bảo vệ quê hương trong những ngày kháng chiến. Tuy nhiên phụ nữ có bản sắc và phong cách riêng: Là những chiến sĩ chống giặc ngoại xâm kiên cường dũng cảm, là những người lao động trí óc và lao động chân tay cần cù, sáng tạo, thông minh, là nghệ sĩ bảo vệ, giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hóa dân tộc, là người chủ gia đình: dịu hiền, đảm đang, trung hậu, người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.

     Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là người thường bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nên luôn có yêu cầu được giải phóng. Những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Du,… Nhiều phụ nữ nổi tiếng khác tham gia vào các tổ chức trước khi thành lập Đảng như: Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Thị Ái,…

 Nguyen Thi Minh KhaiHoang Thi Ai

           (Nguyễn Thị Minh Khai)                                     (Hoàng Thị Ái)

     Vào những năm 1927-1930, những tổ chức như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp của giới nữ: Phụ nữ phản đế, Đồng minh phụ nữ hiệp hội, Hội phụ nữ giải phóng,… và hình thành nên nhiều nhóm phụ nữ như:

  • Năm 1927 nhóm chị Nguyễn Thị Lưu
  • Nhóm chị Thái Thị Bôi
  • Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai
  • Năm 1930 thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An có 6.066 chị tham gia phụ

nữ giải phóng, ở Hà Tĩnh có 6.880 chị cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 200 xã (Nghệ An) và 172 xã (Hà Tĩnh).

Xo Viet - Nghe Tinh

(Xô Viết – Nghệ Tĩnh)

  • Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu

tranh của trên 4.000 nông dân ở 2 huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.

  • Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sảng Đông Dương thành lập – trong cương lĩnh

đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”, Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

          Ngày 20/10/1930, Hội phụ nữ phản đế Việt Nam(nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Để đánh dấu sự kiện quan trọng này, Đảng cộng sản Việt Nam đã lấy ngày 20/10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này đồng thời cũng là ngày tôn vinh phụ nữ Việt Nam. Sự kiện lịch sử này nói lên quan điểm của Đảng ta đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

     Qua các thời kỳ cách mạng có các tổ chức phụ nữ: Hội phụ nữ giải phóng (1930-1931), Hội phụ nữ dân chủ (1936-1939), Hội phụ nữ phản đế (1939-1941), Đoàn phụ nữ cứu quốc (16/6/1941), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1946), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (6-1976- khi nước nhà thống nhất). Dù tên gọi có nhiều thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhưng cuối cùng là tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Phu nu dau tranh vi quyen loi

(Hội phụ nữ tham gia mít tin)

Hoi lien hiep phu nu Viet Nam

(Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam toàn quốc)

     Từ khi ra đời, các hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã góp phần thành công to lớn của cách mạng Việt Nam trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Trong công cuộc xây dựng đất nước phụ nữ Việt Nam đã góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Thực hiện rất tốt phong trào thi đua “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà”, các chị cũng tích cực duy trì sự ảnh hưởng rộng rãi của mình trong nhiều lĩnh vực: công nghệ thông tin, văn hoá, kinh tế, chính trị, thể dục thể thao,…

                                                                                                    Phạm Chí Nghĩa

                                                                                                         (Sưu tầm)